Luật quy hoạch đô thị mới nhất ban hành năm 2009

Có thể bạn quan tâm:
Reading Time: 5 minutes

Luật quy hoạch đô thị là cơ sở để căn cứ, theo dõi và phát triển đô thị theo quy định của pháp luật hiện hành. Quy hoạch đô thị mang đến nhiều đổi mới trong các vấn đề hạ tầng giao thông, kinh tế, văn hóa, chính trị của khu vực. Vậy luật quy hoạch đô thị được áp dụng hiện nay tại Việt Nam là bộ luật nào?

Cùng Kênh bất động sản Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

QUY HOẠCH ĐÔ THỊ LÀ GÌ?

Quy hoạch đô thị là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động kiểm soát hay tổ chức môi trường sống tại đô thị. Các hoạt động quy hoạch đô thị sẽ được hiểu là hoạt động diễn ra ở khu vực đông dân cư, nơi tập trung những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm không ngừng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực đó cũng như của cả nước.

Quy hoạch đô thị sẽ bao gồm những công việc lập quy hoạch, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phù hợp với khu vực. Sau đó, đơn vị được chỉ định thực hiện sẽ tiến hành phát triển đô thị theo kế hoạch quy hoạch đã được phê duyệt.

Quy hoạch đô thị sẽ tuân theo quy tắc tiếp cận từ trên xuống, các quy hoạch phúc lợi công cộng luôn là ưu tiên hàng đầu, trong đó sẽ cân nhắc đến hiệu quả, sự cần thiết, vấn đề vệ sinh và môi trường, những tác động đến kinh tế xã hội… Theo thời gian các vấn đề môi trường dần trở thành mấu chốt trong quy hoạch hướng đến khu đô thị bền vững.

luat-quy-hoach-do-thi

Luật quy hoạch đô thị – Khu đô thị tại Sài Gòn

MỤC TIÊU QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

  • Tổ chức sản xuất: Quy hoạch đô thị nhằm mục đích đảm bảo phân bổ các khu vực sản xuất, xí nghiệp, cơ sở thủ công nghiệp một cách hợp lý. Các khu công nghiệp, khu vực sản xuất xí nghiệp không quá gần khu dân cư để vừa đảm bảo được vấn đề sản xuất cũng như vấn đề sinh sống và làm việc của người dân đô thị.
  • Tổ chức đời sống: Quy hoạch đô thị có nhiệm vụ tạo nên môi trường, không gian sống tốt cho người dân đô thị bằng việc xây dựng các khu dân cư, khu nhà ở, khu vui chơi giải trí, khu thương mại dịch vụ… đảm bảo môi trường sống an toàn, trong sạch, phục vụ dân cư một cách toàn diện.
  • Không gian kiến trúc cảnh quan – môi trường đô thị: Quy hoạch đô thị phải xác định được bố cục không gian kiến trúc và các hình khối kiến trúc, màu sắc và các tiêu chí cơ bản nhằm mang đến sự hài hòa đô thị, hài hòa với môi trường sống xung quanh.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

Luật quy hoạch đô thị yêu cầu phải cụ thể hóa quy hoạch tổng thể khu đô thị và các vùng liên quan theo đúng định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đảm bảo được tính thống nhất đối với các công trình đô thị, công khai, minh bạch, đảm bảo cân bằng lợi ích quốc gia, cộng đồng, cá nhân.

Luật quy hoạch đô thị phải đảm bảo diễn ra trong khuôn khổ, quy chuẩn khu đô thị, đáp ứng yêu cầu thực tế và xu hướng phát triển trong tương lai.

Luật quy hoạch đô thị cũng yêu cầu phải bảo vệ môi trường, phòng tránh các hiểm họa ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, cảnh quan đô thị, các di tích lịch sử văn hóa trong khuôn khổ khu đô thị.

Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường, sử dụng hiệu quả đất đô thị, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp trong quy hoạch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội theo luật quy hoạch đô thị ban hành.

Đảo bảo không gian kiến trúc đồng bộ, hài hòa từ hệ thống hạ tầng, kỹ thuật đô thị và không gian ngầm theo đúng luật quy hoạch đô thị đề ra.

Đảm bảo nhu cầu về công trình nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa, dịch vụ, thương mại, công viên cây xanh, công trình hạ tầng…

Ngoài ra, luật quy hoạch đô thị yêu cầu quy hoạch áp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý rác thải, đường truyền mạng và hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính đồng bộ và kết nối hệ thống với khu vực thành phố và quốc gia.

quy-hoach-thu-thiem

Luật quy hoạch đô thị – Đề án quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm quận 2 TP.HCM

TRÌNH TỰ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

Luật quy hoạch đô thị quy định, việc quy hoạch đô thị bao gồm các công việc lập quy hoạch, thẩm định, xét duyệt, điều chỉnh quy hoạch phải tiến hành theo đúng quy trình cụ thể:

  • Bước 1: Lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị đầy đủ nhất.
  • Bước 2: Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị dựa theo các tiêu chuẩn đặt ra.
  • Bước 3: Lập đồ án quy hoạch đô thị chi tiết.
  • Bước 4: Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị sau khi đầy đủ thủ tục và nhận thấy hiệu quả.

ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC PHÉP THAM GIA VÀO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

Các dự án quy hoạch đô thị thường sẽ do các đơn vị chủ đầu tư tiến hành đấu thầu và cơ quan có thẩm quyền sẽ lựa chọn phương án quy hoạch tiềm năng nhất và thực tế nhất để triển khai, trong đó các đơn vị chủ có thể tham gia đấu thầu khi đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:

  • Thứ 1, tổ chức tư vấn quy hoạch đô thị phải có tư cách pháp nhân, số lượng nhân sự tham gia phải hợp lý, có năng lực làm việc tốt, có năng lực quản lý và điều kiện kỹ thuật tốt.
  • Thứ 2, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập quy hoạch phải có chuyên môn, chứng chỉ hành nghề do đơn vị, tổ chức có thẩm quyền cấp. Đồng thời phải đủ năng lực để đảm nhận các công việc.
  • Thứ 3, các tổ chức hay cá nhân trong và ngoài nước khi muốn tham gia lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam phải đảm bảo tiêu chí ở khoản 1 và khoản 2.
  • Thứ 4, Chính phủ Việt Nam quy định, dù là các nhân hay tổ chức tham gia lập quy hoạch đô thị cũng phải diễn ra đúng thẩm quyền và trình tự cấp chứng chỉ hành nghề.
chung-chi-hanh-nghe-xay-dung

Luật quy hoạch đô thị – Mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Trên đây là những thông tin về luật quy hoạch đô thị được áp dụng tại nước ta thời điểm hiện tại, bộ luật này được ban hành năm 2009 đến nay vẫn chưa có thay đổi và bổ sung.

Để biết thêm chi tiết về luật quy hoạch đô thị, bạn đọc vui lòng liên hệ:

Reading Time: 5 minutes

Các câu hỏi thường gặp

  • Quy hoạch đô thị là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động kiểm soát hay tổ chức môi trường sống tại đô thị. Các hoạt động quy hoạch đô thị sẽ được hiểu là hoạt động diễn ra ở khu vực đông dân cư, nơi tập trung những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm không ngừng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực đó cũng như của cả nước.

  • Tổ chức sản xuất: Luật quy hoạch đô thị nhằm mục đích đảm bảo phân bổ các khu vực sản xuất, xí nghiệp, cơ sở thủ công nghiệp một cách hợp lý. Các khu công nghiệp, khu vực sản xuất xí nghiệp không quá gần khu dân cư để vừa đảm bảo được vấn đề sản xuất cũng như vấn đề sinh sống và làm việc của người dân đô thị.

    Tổ chức đời sống: Quy hoạch đô thị có nhiệm vụ tạo nên môi trường, không gian sống tốt cho người dân đô thị bằng việc xây dựng các khu dân cư, khu nhà ở, khu vui chơi giải trí, khu thương mại dịch vụ… đảm bảo môi trường sống an toàn, trong sạch, phục vụ dân cư một cách toàn diện.

    Không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị: Quy hoạch đô thị phải xác định được bố cục không gian kiến trúc và các hình khối kiến trúc, màu sắc và các tiêu chí cơ bản nhằm mang đến sự hài hòa đô thị, hài hòa với môi trường sống xung quanh.

  • Luật quy hoạch đô thị yêu cầu phải cụ thể hóa quy hoạch tổng thể khu đô thị và các vùng liên quan theo đúng định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đảm bảo được tính thống nhất đối với các công trình đô thị, công khai, minh bạch, đảm bảo cân bằng lợi ích quốc gia, cộng đồng, cá nhân.

    Luật quy hoạch đô thị phải đảm bảo diễn ra trong khuôn khổ, quy chuẩn khu đô thị, đáp ứng yêu cầu thực tế và xu hướng phát triển trong tương lai.

Rate this post

bdsviet

Chuyên gia bất động sản
Chuyên ngành Bất động sản – đã có hơn 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực bất động sản

Bài viết cùng chủ đề